Bài học

Hỗ trợ và kháng cự

Bất cứ khi nào cung và cầu giằng co quanh một mức giá cụ thể, hành động giá thường bị hút về “các ngưỡng quan trọng” mà tại đó những người tham gia thị trường đặt sẵn lệnh chờ. Từ hành vi này, các nhà giao dịch có thể tính toán các mức hỗ trợ và kháng cự để dự đoán về hành động giá sắp xảy ra.

Hỗ trợ là mức giá mà tại đó xu hướng giảm được kỳ vọng ​​sẽ tạm ngưng lại do nhu cầu mua tăng cao hơn khi mức trở nên hấp dẫn hơn. Giá giảm sẽ cải thiện nhu cầu mua tài sản, từ đó tạo thành đường hỗ trợ rõ nét. Ngược lại, khi nguồn cung tăng khiến lực bán ra quá lớn và cản trở tăng giá, các mức hoặc vùng kháng cự sẽ được hình thành.

Thời điểm vào lệnh hoặc thoát lệnh hợp lý chính là lúc mức hỗ trợ hoặc kháng cự được xác định. Khi hành động giá đạt đến mức hỗ trợ hoặc kháng cự, một trong hai điều sau có thể xảy ra:

1. giá bật trở lại khỏi mức hỗ trợ hoặc kháng cự, hoặc

2. giá vượt qua mức hỗ trợ hoặc kháng cự và tiếp tục xu hướng hiện tại cho đến khi hành động giá này gặp một mức hỗ trợ hoặc kháng cự tiếp theo.

Nhà giao dịch sẽ có nhiều cơ hội giao dịch hơn khi biết được rằng thị trường có khả năng phản ứng theo một trong hai cách trên. Các nhà giao dịch có thể sử dụng mức hỗ trợ/kháng cự làm ranh giới để đặt các lệnh cắt lỗ và/hoặc chốt lời khi biết rằng các nhà giao dịch khác cũng sẽ “phòng thủ” hoặc “tấn công” tại các mức đó.

Hơn nữa, nếu kết hợp kỹ thuật này với phân tích vĩ mô tổng quan, các nhà giao dịch có thể phát hiện ra các mức kháng cự/hỗ trợ mạnh và đối chiếu chúng theo thời gian. Bằng cách quan sát các mức hỗ trợ/kháng cự này trong quá khứ, các nhà giao dịch có thể tìm thấy nhiều cơ hội giao dịch tuyệt vời trong tương lai.